- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Phòng Quản lý chất lượng và Kiểm soát nội bộ, gồm:
Quản lý chất lượng nội bộ
- Tổ chức triển khai và duy trì và hướng dẫn cho các đơn vị (trong phạm vi áp dụng) thực hiện các hành động nhằm tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 9001: 2013 và Tiêu chuẩn ISO 27001: 2013.
- Kiểm soát việc thực hiện tác nghiệp theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đã được ban hành.
- Thu thập, tiếp nhận các ý kiến, mong muốn về việc cải tiến thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của các đơn vị.
- Đại diện Công ty cho các hoạt động đánh giá hệ thống Quản lý chất lượng, An ninh an toàn từ bên thứ 3, khách hàng, đối tác, kiểm toán Tập đoàn ...
- Tổ chức việc xây dựng các quy trình/ quy định, bao gồm: tổng hợp, đánh giá và lập kế hoạch để các đơn vị nghiệp vụ xây dựng các quy trình/ quy định này và kiểm soát các văn bản này trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Quản lý chất lượng dự án của Công ty
- Tổ chức và cung cấp nguồn lực tham gia vào hoạt động đảm bảo chất lượng dự án
- Lập checklist theo dõi tuân thủ và chất lượng dự án (phần mềm, tích hợp) và định kỳ báo cáo.
- Phân tích dữ liệu nhằm phát hiện lỗi hệ thống/ dự án, phân tích nguyên nhân gốc rễ, phối hợp xử lý.
- Cải tiến cập nhật quy trình quy định, tool áp dụng cho dự án.
- Tham gia tư vấn để tối ưu hoạt động dự án hoặc xử lý vấn đề của dự án.
Kiểm soát nội bộ:
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với việc tuân thủ tại các đơn vị
- Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu liên quan đến đánh giá, đo lường chất lượng (thông qua các hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất, thông tin thu thập từ phản ánh nội bộ, phản ánh của khách hàng...) và báo cáo, đề xuất các biện pháp cải tiến khắc phục.
- Thực hiện tổng hợp, đánh giá báo cáo các điểm chưa phù hợp lên Giám đốc Quản trị, Tổng giám đốc Công ty.
- Thực hiện Thanh tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật của Công ty: Điều tra, thẩm tra, làm rõ sự vụ, đánh giá, đề xuất xử lý vi phạm, đề xuất khắc phục, cải tiến.
Quản trị rủi ro
- Lập, phối hợp các bộ phận liên quan thống nhất danh mục rủi ro, kế hoạch xử lý
- Giám sát tiến độ thực hiện
- Phân tích các chỉ số để đưa ra các cảnh báo sớm
- Theo dõi và lập các báo cáo theo dõi định kỳ theo quy định
2. Công tác quản lý phòng
- Quản lý nhân sự, tổ chức công việc của Phòng nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Phòng
- Xây dựng kế hoạch mục tiêu, ngân sách hoạt động của Phòng.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự của Phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo