- Đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho hoạt động SXKD
- Phân tích thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin về đối thủ cạnh tranh; Dự báo xu hướng, nhu cầu hàng hóa;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa theo yêu cầu của Ban TGĐ hoặc các Đơn vị bán hàng một cách kịp thời và hiệu quả.
- Quản lý các Nhà cung ứng theo quy trình của công ty theo các chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển.
- Đại diện Công ty đàm phán, thỏa thuận hợp đồng; theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, thanh toán với các nhà cung cấp, xử lý các vấn đề liên quan đến NCC
- Kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Đề ra được những biện pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động mua hàng hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong từng thời kỳ
- Quản lý logistics
- Xây dựng hệ thống các Đơn vị nhà thầu vận tải uy tín, dịch vụ tốt và giá cả cạnh tranh tại từng khu vực.
- Nắm bắt kịp thời tiến độ hàng về, tình hình hàng hóa thông quan, theo dõi và giám sát công tác tiếp nhận, chủ động phân bổ hàng hóa về các kho đảm bảo cơ cấu linh hoạt phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan chức năng, cơ quan hữu quan nhằm phục vụ công việc chung
- Quản lý Chất lượng hàng hóa toàn Công ty
- Giám sát chất lượng hàng hóa từ khi hàng về ga/cảng tới khi hàng giao cho khách được chấp nhận.
- Kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu, hàng mua nội địa, hàng hóa tại kho...
- Đưa ra đánh giá và biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý hàng hóa.
- Quản lý nguồn nhân lực (nhân sự)
- Theo dõi, đào tạo, hướng dẫn và quản lý công việc của nhân viên phòng xuất nhập khẩu thực hiện tốt công tác chuyên môn.
- Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên qua các chỉ tiêu KPI hàng tháng