Chịu trách nhiệm quản lý và đạt được lợi nhuận cho tất cả các hoạt động của bộ phận ẩm thực bao gồm nhà hàng, quầy bar
1. Quản lý nhân sự:
- Tham mưu cho BGĐ trong việc đưa ra các tiêu chuẩn, quy định, quy trình làm việc của nhân viên trong bộ phận.
- Định hướng, quản lý, đào tạo và dẫn dắt đội ngũ cán bộ nhân viên bộ phận ẩm thực thành đội ngũ chuyên nghiệp trong tác phong làm việc, kỹ năng làm việc để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của khách sạn.
- Giám sát và kiểm tra sự hợp lý của lịch làm việc của nhân viên toàn nhà hàng, bar và điều chỉnh phát sinh.
- Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên. - Đánh giá kết quả công việc và năng lực của nhân viên định kỳ.
- Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty
2. Quản lý tài chính:
- Đảm bảo duy trì và nâng cao lợi nhuận kinh doanh, chi phí không được vượt quá mức quy định so với hệ thống kiểm soát hiệu suất, bao gồm việc phân tích doanh số bán hàng, phân tích chi phí.
- Trực tiếp ký và theo dõi việc huỷ hoá đơn bán hàng hàng ngày.
3. Quản lý hàng hóa, tài sản:
- Lập các báo cáo quản lý tài sản và tài chính của bộ phận mình phụ trách theo định kỳ.
- Theo dõi số lượng công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình số lượng hư hỏng, mất mát.
- Chịu trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ tài sản của khách sạn trong phạm vi quản lý. Có ý thức tiết kiệm chi phí hiệu quả, không gây lãng phí, thất thoát tài sản của Công ty.
- Ký các phiếu điều chuyển tài sản, thực phẩm, món ăn.
4. Giải quyết sự cố, khiếu nại từ khách hàng:
- Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách mà nhân viên không giải quyết được.
- Tổ chức việc theo dõi đánh giá sự thoả mãn của khách theo quy trình công ty.
- Báo cáo kết quả giải quyết.
5. Quản lý điều hành công việc:
- Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày.
- Phản ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ẩm thực tại khách sạn. - Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của GM/BGĐ
- Lên kế hoạch về việc tổ chức hoạt động kinh doanh ẩm thực tại khách sạn. Đảm bảo hoàn thành tốt tất cả các kế hoạch đề ra của bộ phận.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần cho bộ phận nhà hàng, bar và tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của GM, của nhà hàng, bar.
- Theo dõi việc áp dụng quy trình, quy định của tất cả các bộ phận.
- Kết hợp với bộ phận kinh doanh triển khai, thực hiện và báo cáo kết quả các chương trình khuyến mãi, ưu đãi theo sự kiện, theo mùa.
- Phối hợp nhịp nhàng và nhanh chóng với bộ phận bếp trong việc đáp ứng các yêu cầu phục vụ khách hàng. Đồng thời chuẩn bị trang thiết bị cần thiết và thực đơn cho các buổi hội nghị, sự kiện.
- Kết hợp với bếp trưởng lên dự toán ngân sách và chi phí về hoạt động bộ phận ẩm thực.
- Nhìn nhận được xu thế phát triển chung của ngành và đề xuất cải tiến phù hợp với hoạt động của bộ phận.
6. Quản lý tiêu chuẩn phục vụ:
- Hiểu rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn và giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh ăn uống.
- Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng, bar.
- Đảm bảo chất lượng phục vụ kịp thời, hiệu quả ở tất cả các khâu phục vụ từ món ăn, thức uống cho đến tổ chức sự kiện, hội nghị. Kiểm soát chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Báo cáo kết quả các sự việc hàng ngày cho GM
- Đề xuất cải tiến các hoạt động của nhà hàng, bar.