1. Thực hiện vai trò Scrum Master đối với các Scrum Team
- Thực hiện và đảm bảo các sự kiện (event) được thực hiện một cách tích cực, hiệu quả, đúng giờ và trong khoảng thời gian quy định (timebox)
- Hỗ trợ đội nhóm trong việc xây dựng team tự quản (self-management) và team liên chức năng (cross-functionality)
- Giúp các nhóm cải thiện năng lực, hiệu quả thực thi thông qua thực hành Scrum, ví dụ: đánh giá sự thành thục/trưởng thành, cải tiến kế hoạch, hoạt động đào tạo & huấn luyện.
- Hướng dẫn các Scrum team lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch (Sprint plan, Monthly plan,...) hiệu quả.
- Tham gia đào tạo và hướng dẫn các Scrum team sử dụng các công cụ Agile như: Jira, Confluence, Trello, Miro.
- Loại bỏ những rào cản đến tiến độ của Scrum team.
- Giúp team tập trung vào phát triển sản phẩm chất lượng và có giá trị cao (high value increment)
- Hỗ trợ Product PO các kỹ thuật để quản lý backlog hiệu quả
- Giúp Scrum team hiểu về sự cần thiết và đảm bảo các item trên backlog phải được mô tả rõ ràng, súc tích.
- Hỗ trợ trong việc lập kế hoạch dựa trên việc liên tục xem xét đánh giá hiện trạng hiện tại (inspect)
2. Lan tỏa văn hóa Agile trong tổ chức:
- Luôn là thành viên dẫn đầu trong việc chuyển đổi Scrum/Agile trong tổ chức
- Tham gia xây dựng các tài liệu về Agile/Scale Agile và lan tỏa văn hóa Agile trong tổ chức
- Tham gia các chương trình giúp tổ chức hiểu về Scrum và cách thực hành nhằm thiết lập Scrum trong tổ chức.
- Hỗ trợ loại bỏ những cản trở các bên liên quan đến Scrum team được phụ trách.