1. Thiết lập các mối quan hệ kinh doanh, lập kế hoạch bán hàng, duy trì mối quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.
2. Lập kế hoạch bán hàng theo tuần / tháng gửi BGĐ.
3. Học - hiểu rõ và thuộc tính năng, sản phẩm, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh...
4. Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng.
5. Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin, yêu cầu – xử lý ngay hoặc tiếp nhận thông tin báo lại trong ngày (những việc vượt thẩm quyền).
6. Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Phòng Kế toán xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng.
7. Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
8. Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng....
9. Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
10. Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
11. Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.
12. Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.