1. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng
- Tham gia lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án bao gồm: qui trình, thủ tục, biểu mẫu, hành động cần thiết cho việc quản lý triển khai, kiểm soát chất lượng tại dự án
- Kiểm tra các bản vẽ, hồ sơ kỹ thuật, phân tích sự sai khác giữa bản vẽ, biện pháp thi công được lập so với thực hiện hiện trường và đề xuất các điều chỉnh phù hợp với cấp trên trước khi ban hành
- Phổ biến đào tạo các quy trình kiểm soát chất lượng cho giám sát thi công của BĐH, đội thi công, nhà thầu phụ.
- Lập và hướng dẫn ghi chép nhật ký và các biểu nghiệm thu công việc
- Tham gia xây dựng thư viện lỗi và quản lý chất lượng
2. Kiểm soát chất lượng
- Lập kế hoạch và trình duyệt mẫu vật tư, thiết bị cho bên Chủ đầu tư, Tư vấn và thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, nghiệm thu
- Kiểm soát chất lượng, khối lượng nguyên vật liệu đầu vào, giám sát công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu
- Giám sát chất lượng thi công tại hiện trường, nghiệm thu các hạng mục công trình (với thầu phụ, CĐT/tư vấn)
- Chịu trách nhiệm lập và hoàn thiện hồ sơ quản lý chất lượng công trình
- Lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra, các báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình thi công
- Phân tích đánh giá chất lượng công trình định kỳ, các nguyên nhân ảnh hưởng, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng
- Tham gia giải trình chất lượng với các bên liên quan
- Cập nhật lỗi thi công và các giải pháp khắc phục phòng ngừa khi có lỗi chất lượng xảy ra
3. Công tác báo cáo
- Lập, theo dõi và báo cáo tình trạng hồ sơ dự án định kỳ hàng tuần, tháng
- Lập và báo cáo chất lượng thi công dự án
- Báo cáo theo yêu cầu ngành dọc chuyên môn theo yêu cầu công ty
4. Đề xuất chính sách, lập và cải tiến các thủ tục, quy trình, biểu mẫu và các hồ sơ khác liên quan đến công tác QLCL
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng phòng QLDA