1Thực hiện các công việc đầu ca
- Phối hợp với bếp trưởng hoặc bếp phó kiểm tra hàng hóa, thực phẩm nhập vào bao gồm cả số lượng và chất lượng
- Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn từ ca làm việc trước để có hướng xử lý phù hợp, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí nguyên liệu; đồng thời lên kế hoạch order hàng hóa
- Chuẩn bị các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị chế biến món ăn
- Cập nhật và thông báo các món ăn tạm ngừng phục vụ hoặc các món ăn đặc biệt trong ngày cho nhân viên bếp và các bộ phận có liên quan biết
2/ Trực tiếp chế biến món ăn
- Tiếp nhận order của khách hàng, thực hiện phân công các công việc cho nhân viên bếp
- Thực hiện tẩm ướp nguyên liệu phù hợp cho từng món ăn theo chuẩn nhà hàng
- Trực tiếp chế biến món ăn theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng; đảm bảo tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nội quy an toàn lao động trong bếp
- Thực hiện công đoạn trang trí món ăn sau chế biến theo chuẩn nhà hàng.
3/Thực hiện các công việc đóng ca
- Thực hiện vệ sinh khu vực chế biến, vệ sinh các dụng cụ dùng để chế biến món ăn theo quy định
- Sắp xếp các dụng cụ chế biến, máy móc, thiết bị, các loại gia vị, nguyên liệu nấu ăn ngăn nắp, đúng nơi quy định
- Chịu trách nhiệm bảo quản các nguyên vật liệu tồn vào cuối ca
- Cùng các nhân viên khác thực hiện tổng kết vệ sinh bếp trước khi kết thúc ca làm việc
- Kiểm tra các hệ thống ga, đèn, quạt đã được tắt; tủ mát, tủ lạnh vẫn hoạt động đúng nhiệt độ tiêu chuẩn quy định trước khi kết thúc ca làm việc
- Tổng hợp các order trong ngày vào báo cáo và chuyển cho thu ngân
- Bàn giao công việc cho ca làm việc sau, đóng ca.