VJ là gì? Tố chất để trở thành một VJ chuyên nghiệp
Bạn đã bao giờ thắc mắc VJ là gì hay VJ là nghề gì chưa? Và để trở thành một VJ chuyên nghiệp bạn cần những tố chất gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nghề VJ này thông qua bài viết dưới đây nhé!
VJ là gì
VJ là thuật ngữ chỉ người dẫn chương trình âm nhạc trên các nền tảng truyền thông khác nhau.
Video Jockey là viết tắt của nghề VJ. Hiểu một cách đơn giản, nghề VJ chính là một nhánh nhỏ của lĩnh vực MC hay người dẫn chương trình.
VJ là người được làm việc chung với rất nhiều người nổi tiếng, nhiều sự kiện lớn trong giới giải trí hoặc đôi khi VJ cũng trở thành những gương mặt đại diện cho chính chương trình mà mình thực hiện.
Quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam của nghề VJ là gì
Trước đây, danh xưng VJ chưa phổ biến quá nhiều tại Việt Nam. Thông qua chương trình MTV Most Wanted được phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam với sự dẫn dắt của VJ Thúy Hằng & Thúy Hạnh mà công chúng biết đến nghề này nhiều hơn. Lúc đó, nhiều người vẫn gọi họ là những MC hay người dẫn chương trình.
Sau này, những VJ đầu tiên của Việt Nam mới chính thức xuất hiện như: BTV Diễm Quỳnh, BTV Anh Tuấn,… thông qua các chương trình giải trí về âm nhạc được phát sóng trên truyền hình.
Phải kể đến những VJ chuyên nghiệp đời đầu của Việt Nam bao gồm:
Năm 2012, kênh truyền hình MTV chính thức lên sóng tại Việt Nam. Chính nhờ sự xuất hiện này đã kéo theo hàng loạt sự ra đời của thế hệ VJ mới tại Việt Nam như: Ngọc Ánh, Lê Huy, Nam Hee, Sĩ Thanh,…(YANTV) hay Kaylee, Anh Vũ, Dustin, Quỳnh Chi…(MTV).
Họ đều là những người trẻ tuổi, có kiến thức chuyên môn tốt về âm nhạc, có lối dẫn dắt lôi cuốn khán giả. Hoặc nhiều người nổi tiếng với vốn hiểu biết về ngành âm nhạc, có khả năng ăn nói tốt trước ống kính cũng đã chuyển hướng để trở thành một VJ chuyên nghiệp. Điều này đã khiến VJ trở thành một ngành nghề được công nhận ở Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại, VJ vẫn là một ngành nghề thu hút sự quan tâm của giới trẻ bởi sức hấp dẫn của nó.
Công việc của nghề VJ là gì
Công việc chủ yếu của VJ là giới thiệu, truyền tải, gợi cảm hứng, dẫn dắt khán giả tới với các tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật thông qua những phân tích, đánh giá của mình. Vì vậy, đây chính là lĩnh vực dành cho những người có hiểu biết nhất định về âm nhạc.
Sau một khoảng thời gian, công việc chính của một VJ hiện đã được mở rộng hơn với các nhiệm vụ như: xây dựng kịch bản, dàn dựng chương trình, trực tiếp tham gia phỏng vấn…. từ đó làm cho nội dung của chương trình sẽ thu hút được lượt xem từ các nền tảng truyền thông phổ biến hiện nay.
Cho đến nay, nghề VJ vẫn là lĩnh vực hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ yêu thích âm nhạc, những người muốn đặt chân vào ngành giải trí không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.
Những người có niềm đam mê với âm nhạc, có khả năng truyền cảm hứng cũng như thổi hồn vào những ca khúc, đưa cảm xúc của khán giả theo đúng hướng bằng chính những phân tích đánh giá của mình. Hiện nay, nghề VJ luôn là nghề hấp dẫn các giới trẻ, những người có mong muốn đặt chân vào Showbiz Việt.
Tố chất cần có để trở thành VJ
Trở thành VJ cần có kiến thức chuyên môn
Với vai trò dẫn dắt, làm chủ một chương trình về âm nhạc, các VJ cần phải là những người có nguồn kiến thức chuẩn xác về âm nhạc. Những kiến thức này bao gồm ở thị trường trong nước mà còn là âm nhạc ngoài nước. Ví dụ như âm nhạc Hàn Quốc và US-UK đang rất thịnh hành tại Việt Nam. Vì vậy, các VJ cần phải cập nhật thường xuyên những kiến thức để làm đa dạng hơn nữa nội dung chương trình của mình.
Kỹ năng nghề nghiệp của một VJ là gì
VJ là người dẫn dắt các chương trình âm nhạc nên cần phải sở hữu những kỹ năng cơ bản của một MC. Trong số đó, kỹ năng thuyết trình lưu loát, truyền cảm, không nói ngọng, không nói giọng địa phương sẽ làm một điểm cộng rất lớn cho hồ sơ xin việc của bạn.
Bên cạnh đó, một VJ chuyên nghiệp cũng cần có kỹ năng diễn xuất, biểu cảm sinh động trước ống kính để giúp cho chương trình của mình được sống động hơn trong mắt khán giả.
Một VJ cần xây dựng thương hiệu cá nhân
Ngoài những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của một MC thực thụ. Các VJ còn cần phải biết cách sử dụng thành thạo các công cụ truyền thông như: facebook, youtube, tiktok…. để xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình và tạo sức hút đối với khán giả.
Trên đây là tất cả những điều cần biết về VJ là gì và cách để trở thành một VJ sao cho chuyên nghiệp thông qua bài viết của Việc làm Hà Nội. Nếu bạn có ước mơ hoặc mong muốn trở thành một VJ trong tương lai thì đừng ngần ngại, hãy hiện thực hóa ước mơ ngay nào.