RSM là gì? 4 công việc quan trong của RSM
Khi bắt đầu tìm hiểu về công việc kinh doanh, chắc hẳn bạn cũng sẽ bắt gặp tthuật ngữ RSM. Vậy RSM là gì? Công việc của RSM trong kinh doanh là gì? Hãy cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu về RSM trong kinh doanh trong bài viết này nhé.
RSM là gì?
RSM là viết tắt của Regional Sales Manager, có nghĩa là Quản lý kinh doanh vùng hay giám đốc kinh doanh vùng. Đây là vị trí quản lý cấp cao trong bộ phận kinh doanh mà mọi nhân sự trong lĩnh vực này đều hướng đến.
Họ là người chịu trách nhiệm kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ tại khu vực cấp vùng của doanh nghiệp.
Điểm khác biệt giữa ASM và RSM là gì?
ASM là viết tắt của từ Area Sales Manager, có nghĩa tiếng Việt là Giám đốc bán hàng khu vực. Còn RSM là viết tắt của từ Regional Sales Manager và có nghĩa tiếng Việt là Giám đốc bán hàng miền.
Khi so sánh về cấp bậc của hai khái niệm này, ta có thể thấy RSM là cấp trên có vị trí và quyền hành cao hơn ASM. Hiện nay, nước ta được chia thành 6 miền, tương ứng với đó là 6 RSM cai quản. Vị trí dưới mỗi RSM sẽ có khoảng 4 - 6 ASM quản lý từ 4 - 6 khu vực.
RSM sẽ nhận các báo cáo công việc từ ASM, sau đó tiến hành phân công, hoạch định chiến lược, đặt ra các mục tiêu để ASM thực hiện.
Công việc của RSM trong kinh doanh
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được RSM là gì và phân biệt được RSM và ASM. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành RSM, điều đó là chưa đủ. Là một RSM hay Regional Sales Manager, bạn phải hoàn thành một cách xuất sắc các nhiệm vụ dưới đây:
Xây dựng các chiến lược kinh doanh
Các RSM cần phải xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ thể ngay từ ban đầu để hoạt động kinh doanh được đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Bên cạnh đó, RSM cũng cần xác định xu hướng của thị trường có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không. Từ đó điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Xây dựng kế hoạch nhân sự
Các RSM cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh. Là nhân tài phù hợp với công việc của công ty. Từ đó có kế hoạch đào tạo, huấn luyện kỹ năng, theo dõi và đánh giá hiệu quả của công việc. Và có kế hoạch khen thưởng, xử phạt nhân viên một cách rõ ràng.
Đảm bảo mục tiêu doanh số và bán hàng
Đây là mục tiêu hàng đầu của RSM, phải luôn đặt mục tiêu về doanh số và bán hàng lên hàng đầu. Bạn phải luôn đảm bảo trong tháng/quý/năm, mức doanh thu, lợi nhuận, chi phí, kế hoạch chi tiêu phải đạt được như mục tiêu đề ra.
Mở rộng phạm vi bán hàng và đề xuất các sản phẩm mới
Mở rộng phạm vi bán hàng, đề xuất các sản phẩm mới là nhiệm vụ quan trọng cần có của một RSM. Bên cạnh đó, RSM cần xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Tiến hàng khảo sát nhu cầu khách hàng, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách. Đồng thời, các Giám đốc kinh doanh vùng cần theo dõi chặt chẽ hoạt động của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các biện pháp cạnh tranh thích hợp.
Kỹ năng cần có của RSM là gì?
Kiến thức chuyên sâu
RSM đóng vai trò là một vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về điều phối nhân lực số lượng lớn. Chính vì vậy, họ phải là người có vốn kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều về nhu cầu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như sản phẩm/dịch vụ, bán hàng,... Từ đó tiến hành xem xét, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khả năng lãnh đạo của RSM
Để quản lý hàng ngàn nhân viên cấp dưới, kỹ năng quản lý và lãnh đạo là điều không thể thiếu của RSM. Bạn sẽ là những người theo sát nhóm để kịp thời định hướng và đưa ra cách xử lý vấn đề.
Người sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ rất được lòng của cấp dưới. Tạo nên tinh thần đoàn kết của nội bộ nhân viên. Từ đó nhân viên và giám đốc một lòng, giúp công ty phát triển thuận lợi.
Niềm đam mê và sự trải nghiệm
Niềm đam mê và lòng yêu nghề là thứ quyết định bạn có thể gắn bó với công việc lâu dài hay không. Hãy đi từ vị trí nhỏ nhất và đặt mục tiêu từng chặng một cho lộ trình thăng tiến của mình. Đặc biệt là vị trí nhiều áp lực và dễ bị đào thải giống như RSM. Vì vậy, có thể nói, niềm đam mê, sự trải nghiệm, quyết tâm với nghề chính là yếu tố duy trì và gắn bó với công việc này.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng giúp RSM hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất. Bạn phải dùng kỹ năng giao tiếp để giao thiệp, đàm phán với khách hàng, đối tác. Nếu giao tiếp tốt, bạn sẽ các mối quan hệ với nhân viên sẽ chặt chẽ hơn. Vì vậy, hãy thường xuyên trau dồi từ ngữ, cách ứng xử,... để giao tiếp một cách thông minh hơn.
Kỹ năng xử lý vấn đề
RSM là người lãnh đạo, quản lý của một vùng lớn cùng với đội ngũ nhân viên. Vì vậy, cần phải có kỹ năng trình bày vấn đề, thuyết phục, truyền tải vấn đề chính xác và dễ hiểu cho nhân viên. Bên cạnh đó, kỹ năng xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh một cách nhanh nhạy và tối ưu nhất. Cũng là một kỹ năng quan trọng của RSM, mục đích đem đến sự hài lòng cho khách hàng và doanh nghiệp.
Kỹ năng khác của RSM
Ngoài những kỹ năng kể trên, một RSM cần có thêm các kỹ năng:
- Kinh nghiệm bán hàng
- Bán hàng ngoài trời
- Tuyển dụng nhân sự
- Quản trị quan hệ với khách hàng
- Dịch vụ khách hàng
- Bán hàng và marketing
- Lập kế hoạch
- Phát triển thị trường mới
- Bán hàng trực tiếp
Lộ trình thăng tiến của RSM trong tương lai
Để thăng tiến thành RSM, bạn cần phải tích lũy các kinh nghiệm cùng kỹ năng từ vị trí thấp lên cao. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí Salesman, trải qua nhiều cấp bậc để hiểu hơn về công việc của RSM là gì. Cụ thể:
Vị trí đi từ thấp đến cao:
Salesman → Sales Supervisor → Sales Manager → Area Sales Manager → Regional Sales Manager →National Sales Manager (Giám đốc kinh doanh toàn quốc).
Mức lương của RSM hiện nay
Vị trí RSM trong một doanh nghiệp có mức lương tương đối cao và là mức lương nằm trong top đầu ngành. Tùy vào doanh nghiệp bán gì mà mức lương của các RSM cũng có sự chênh lệch.
Những người mới bắt đầu sẽ chỉ có thể đạt được mức cơ bản 10 - 15 triệu/tháng. Thêm vào đó, mức lương của những người làm nghề kinh doanh thường không ổn định. Họ sẽ còn nhận được mức thưởng hoa hồng và doanh số ngoài lương cơ bản. Vì vậy, thu nhập trên thực tế của RSM sẽ cao hơn rất nhiều.
Ở Hà Nội, mức lương của RSM trung bình sẽ nhận được khoảng trên 20 - 30 triệu đồng/tháng. Hoặc có thể hơn thế, nếu RSM đó có kinh nghiệm làm việc lâu năm, có nhiều thành tích trong công việc. Một RSM phải tốn ít nhất từ 2 - 5 năm để trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện công việc một cách tốt nhất.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm RSM là gì, công việc của RSM, kỹ năng cần có cũng như mức lương tương xứng với vị trí rồi có đúng không? Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức và có thêm định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.