Quản trị học là gì? Những yếu tố tạo nên nhà quản trị kiệt xuất

Quản trị học là gì. Khái niệm quản trị được hiểu như thế nào. Những bí quyết giúp bạn trở thành nhà quản trị kiệt xuất. Vai trò của hoạt động quản trị giúp bộ máy doanh nghiệp, tổ chức được vận hành theo đúng quỹ đạo phát triển và đạt được mục tiêu. Cùng vielamhanoi.vn tìm hiểu những thông tin quản trị học là gì xoay quanh chủ đề này nhé.

Khái niệm quản trị học là gì

Quản trị là gì

Khái niệm “quản trị”là gì hiện nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể.  Dù đã được xuất hiện từ lâu, thế nhưng thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhiều khái niệm khác nhau đã được hình thành tùy thuộc vào góc nhìn và hướng tiếp cận của từng người.

“Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực để tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.” – Theo Robert Albanese

“Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. – Theo James Stoner và Stephen Robbins

“Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác.” – Theo Mary Parker Follett

Dù được hiểu theo cách nào thì chúng ta có thể nhận thấy quản trị luôn có các đặc điểm chung sau:

  • Là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.
  • Phối hợp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung trong tổ chức.
  • Là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức.
  • Là quá trình các nhà quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Quản trị học là gì

Dựa trên khái niệm về quản trị, chúng ta có thể rút ra được định nghĩa quản trị học là gì

Xét theo khía cạnh quản trị là khoa học gì. Chúng ta có thể hình dung đây là ngành nghiên cứu các nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật của quản trị, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề quản trị. Về mặt nghệ thuật, quản trị học bao gồm những kỹ năng, bí quyết. Cùng với đó là khả năng khôn khéo và linh hoạt khi giải quyết những vấn đề trong quản trị giữa người và người.

Nếu hiểu theo ngành nghề thì quản trị học lại là một công việc đang được nhiều người săn đón. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Các công việc về quản trị được mở rộng, hàm chứa nhiều khả năng phát triển con người. Nếu không có những hoạt động trong ngành quản trị doanh nghiệp là gì. Mọi người trong tập thể sẽ không thể cùng nhau làm việc và hướng đến mục tiêu của quản trị trong tổ chức, giúp doanh nghiệp phát triển.

Tầm quan trọng của quản trị học

Bạn học được gì từ môn quản trị học. Tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi này. Cũng chính là câu trả lời  rõ ràng nhất về tầm quan trọng của quản trị học

Quản trị học cung cấp những kiến thức về các chức năng quản trị và kỹ năng quản trị là gì. Để thực hiện các hoạt động trong một tổ chức. Nhằm kết hợp các cá nhân riêng lẻ thành một tập thể vững mạnh, cùng hướng đến việc hoàn thành mục tiêu chung.

Quản trị học có vai trò quan trọng, giúp định hướng nghề nghiệp cho người học. Không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh với khái niệm quản trị kinh doanh. Bởi lẽ, bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần đến kiến thức quản trị. Hẳn rất nhiều người đã từng nghe qua khái niệm quản trị công là gì. Đây cũng cho thấy sự đa dạng của hoạt động quản trị không chỉ đối với kinh doanh mà còn trong các lĩnh vực phi kinh doanh, hành chính nhà nước.

Nhà quản trị là ai?

Nhà quản trị là gì hay quản trị viên là ai. Được biết đến là người làm việc trong một tổ chức. Có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách. Điều này có nghĩa, các quản trị viên được giao quyền điều khiển công việc của một nhóm người và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.

các chức năng quản trị

Tổ chức là gì trong quản trị học. Để nói đến một tập hợp của nhiều cá nhân cùng làm việc vì một mục đích chung vào đó trong hình thái cơ cấu ổn định của xã hội. Tổ chức là một hệ thống có sự phân hóa về quyền lực. Người đứng đầu tổ chức có quyền đưa ra quyết định quản lý cuối cùng. Sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. Chính vì vậy, xét theo góc độ phân cấp quản ký trong doanh nghiệp. Nhà quản trị có thể được chia làm 3 cấp như sau:

Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao là những người có cấp bậc cao nhất, chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức. Ở cấp bậc này, thường là các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc,… Được biết đến với vai trò lãnh đạo là gì trong quản trị học. Có thể hình dung, công việc chính của các lãnh đạo doanh nghiệp. Là việc đưa ra các quyết định chiến lược. Tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.

Nhà quản trị cấp trung gian

Với các chức danh chính trong biên độ quản lý này bao gồm trưởng phòng, phó phòng, quản đốc… Họ là người có thẩm quyền thấp hơn các lãnh đạo cấp cao nhưng cao hơn so với phần còn lại trong đội ngũ điều hành. Công việc chính của họ sẽ làm đưa ra các quyết định chiến thuật. Thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp. Phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.

Nhà quản trị cấp cơ sở

Đây là những vị trí thấp nhất trong hệ thống quản trị của một doanh nghiệp, tổ chức. Với các nhóm chức danh tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, trưởng ca,… Họ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định tác nghiệp. Nhằm hướng dẫn và điều khiển nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày.

Vai trò của nhà quản trị học là gì

Có thể nhận định vai trò của quản trị viên rất quan trọng với doanh nghiệp, tổ chức. Bởi với tầm nhìn và trách nhiệm của một nhà quản trị có năng lực. Sẽ mang đến những hiệu quả của quản trị là gì. Giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong quỹ đạo hoạt động của mình

Vai trò quản trị tổ chức

Sự lớn mạnh của một tập thể được hình thành từ quá trình đoàn kết giữa các thành viên, đồng thời với đó, là mối quan hệ cộng hưởng giữa các nhà lãnh đạo. Ở đây, vai trò quản trị tổ chức là gì của các nhà lãnh đạo được phát huy hiệu quả. Khi là cầu nối gắn kết đại diện cho tổ chức truyền đạt thông tin. Vừa là đại diện cho các nhân viên cấp dưới nói lên tiếng nói của người lao động.

bạn học được gì từ môn quản trị học

Vai trò quản trị thông tin

Hoạt động quản trị thông tin chỉ hiệu quả khi được xử lý và thực thi với thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Có thể hiểu quản trị thông tin là gì. Thông qua công việc thu thập và tiếp nhận thông tin từ các nhà quản trị. Từ đó, tổng hợp các cơ hội và thách thức đối với tổ chức. Phổ biến thông tin cho mọi người, cung cấp thông tin ra bên ngoài để giải thích hoặc bảo vệ hoạt động của tổ chức.

Những yếu tố tạo nên nhà quản trị học là gì?

Nếu một tổ chức muốn phát triển lớn mạnh, cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống quản trị giỏi. Chính vì vậy, các công ty tuyển dụng tại Hà Nội rất xem trọng trong việc chiêu mộ những nhân sự quản trị giỏi về chuyên môn và cả kỹ năng lãnh đạo

Khả năng điều hành, lãnh đạo

Một nhà quản trị giỏi không nên được nhắc đến với thuật ngữ quản trị tổng hợp là gì – ôm đồm hết mọi việc vào người. Các nhà quản trị cần thể hiện được chức năng điều khiển trong quản trị học. Thông qua khả năng điều hành, lãnh đạo, phân công công việc phù hợp với mỗi cá nhân. Để từ đó đem lại kết quả tốt nhất cho tổ chức.

Tinh thần trách nhiệm cao

Nhà quản trị cần hiểu rõ quản trị vận hành là gì một doanh nghiệp. Để từ đó, trong mọi quyết định của mình, liên quan trực tiếp đến sự vận hành của tổ chức. Phải luôn chịu trách nhiệm trước những định mà mình đưa ra.

Kỹ năng tiếp nhận, truyền đạt thông tin

Nhà quản trị là cầu nối tiếp nhận, truyền đạt thông tin giữa cấp lãnh đạo và nhân viên.Vì thế, kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin và truyền đạt một cách chính xác là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị

chức năng điều khiển trong quản trị

Biết gắn kết mọi người trong tổ chức

Để có thể hướng đến mục tiêu quản trị là gì khi đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc và tổ chức. Khả năng kết nối giữa các thành viên của nhà quản trị. Được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu. Khi hướng mọi người về các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và mục tiêu chung.

Phân biệt quản trị và quản lý

Quản trị và quản lý là hai khái niệm dễ gây nhẫm lẫn. Là hai khái niệm cùng được sử dụng để nói về công việc của người lãnh đạo trong vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất giữa hai vị trí lại có sự phân hóa rõ ràng

Với nhiều người, khi chưa thể phân biệt được quản lý và quản trị. Thường đánh tráo khái niệm và sử dụng với ý nghĩa giống nhau. Vậy quản lý và quản trị khác nhau ở điểm nào

Việc đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm quản lý là gì. Định nghĩa quản lý được hiểu là quá trình tiếp nhận, kết nối, thi hành và điều phối công việc để hướng đến mục tiêu của quản lý.

Từ việc nghiên cứu chuyên sâu giữa hai khái niệm, chúng ta có thể dễ dàng hình dung được quản trị và quản lý khác nhau như thế nào. Vai trò của nhà quản lý là gì. Cũng tương tự với mô tả công việc của một nhà quản trị. Nhà quản lý là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định. Tổ chức đó cũng có thể là một tổ chức kinh doanh hay phi kinh doan trong các hoạt động về hành chính nhà nước. Với trách nhiệm quản lý là làm gì trong vị thế của một quản lý công là gì.

Về đối tượng

Quản lý là quản lý công việc

Quản trị là quản trị con người

Về bản chất

Hoạt động quản trị là đưa ra quyết định, thành lập mục tiêu, chính sách của tổ chức.

Hoạt động quản lý thực hiện nhiệm vụ thi hành các chính sách đã được quyết định bởi quản trị

Về tổ chức

Quản trị thường thấy ở các cơ quan chính phủ, quân sự, tôn giáo, giáo dục, doanh nghiệp

Quản lý thường thấy ở các doanh nghiệp

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về quản trị học là gì và cách để trở thành một nhà quản trị giỏi. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với ứng viên xin việc làm. Giúp bạn hình dung rõ hơn về quản trị học và nhà quản trị. Phân biệt rõ ràng hơn về 2 khái niệm quản trị và quản lý, người quản lý là gì. Từ đó, bạn sẽ có những quyết định đúng đắn và phù hợp trong quá trình tìm việc làm tại Hà Nội và phát triển con đường sự nghiệp trong tương lai