Phong cách retro là gì? Điểm khác nhau giữa phong cách vintage và retro?

Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe nói về vintage và retro rồi đúng không? Vậy phong cách retro là gì, ứng dụng của retro style là gì và sự khác nhau giữa vintage và retro? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về retro và vintage ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về phong cách Retro là gì

Phong cách retro là gì

Màu retro là gì, phong cách retro nữ là gì, nguồn gốc của retro là gì,... đều mang một ý nghĩa nhất định, vừa tinh tế, vừa thoải mái.

Retro style là gì?

Retro là viết tắt của từ Retrospective, có nghĩa là hồi tưởng. Đây là từ được dùng trong lĩnh vực thời trang, mỹ thuật, thiết kế… với ý nghĩa thể hiện xu hướng hoài cổ, trở về quá khứ, quay lại thập niên 50, 60 của thế kỷ trước những vẫn pha thêm chút hiện đại ngày nay.

Các họa tiết, màu sắc, đường nét đều thể hiện sự chân thành, giản dị, mộc mạc. Hơn nữa, phong cách retro sẽ không mang đến sự nhàm chán mà gợi lên sự tinh tế, thoải mái, nhẹ nhàng lại còn rất đặc biệt và thu hút người khác.

Nguồn gốc của phong cách Retro là gì

Retro đã có từ rất lâu trước đây. Trong giai đoạn hậu chiến, Retro được sử dụng rất nhiều (Retrorocket có ý nghĩa là tên lửa ngược). Nó được sử dụng trong các chương trình không gian của Mỹ.

Tại Pháp, Retro là viết tắt của Rétrospectif được tái thẩm định trong văn hóa tiền tệ của Charles de Gaulle và là đóng vai trò là biểu tượng của Pháp trong Thế chiến thứ II. 

Trong lĩnh vực Phim ảnh, tiểu thuyết và cả thời trang đều có sự góp mặt của retro. Tiếp sau đó, nó được giới thiệu sang tiếng Anh và xuất hiện trong ngành báo chí thời trang, văn hóa.

Tóm lại, Retro được dùng để chỉ xu hướng trong quá khứ, lấy cảm hứng từ những thập niên trước đây.

Đặc điểm của phong cách Retro

Màu retro là gì

Tuy là nói đến xu hướng hoài cổ, hướng về quá khứ, nhưng retro cũng có những điểm riêng để phân biệt.

Điều đầu tiên và dễ dàng nhận diện nhất chính là màu sắc. Màu sắc retro là màu của những năm gần đây. Chúng mang cảm giác ấm nóng, hoài niệm như đỏ, cam, nâu, vàng đậm, xanh lam… pha nhiều tông trắng. Đa số là những gam màu nổi nhưng lại không gây cảm giác nhức mắt. Chúng gợi cho chúng ta nhớ lại những gì đã qua và động lại là sự cũ kỹ, bạc màu.

Ngoài ra, phong cách retro cũng mang đến những hơi thở mới. Nó mang trong mình sự sành điệu và sang trọng, nó không quê mùa. Có thể hiểu, phong cách retro là thời thượng trong hoài cổ. Tuy là hoài niệm nhưng vẫn mang hơi thở của thời hiện đại. Phong cách này đang được rất nhiều người yêu thích trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng của retro style là gì

Retro style là gì

Vì được sự yêu thích của rất nhiều người nên phong cách retro cũng được đưa vào và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như nội thất, thiết kế đồ họa, hội họa, thời trang…

Trong ngành thiết kế nội thất phong cách retro là gì

Thiết kế nội thất theo phong cách retro đã và đang nhận được sự yêu thích của rất nhiều người. Hãy thử tưởng tượng, ngôi nhà của bạn chứa rất nhiều sự hoài niệm từ những đồ vật mang màu sắc xưa cũ, ấm áp, nhẹ nhàng. Thì lúc đó, sau mỗi ngày dài làm việc và trở về nhà, có phải bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thân thuộc hơn không.

Ngoài ra, cũng không thể thiếu sự tiện nghi, sang trọng và thời thượng của cuộc sống hiện đại đúng không nào. Đơn giản, tinh tế, hoài cổ nhưng cũng sang trọng, đây là những từ rất phù hợp khi nói đến phong cách retro là gì.

Phong cách Retro trong lĩnh vực thời trang

Khi nhớ về retro thì người ta sẽ nghĩ ngay đến thời trang, cụ thể là thời trang của Pháp vào giai đoạn thập niên 50 - 70 của thế kỷ trước. Phong cách retro là gì xuất hiện đầu tiên tại Pháp, tiếp sau đó là ở Anh.

Trở lại những năm gần đây, phong cách này lại một lần nữa dậy sóng trong làng thời trang không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế. Thông thường, các nhà thiết kế trong lĩnh vực thời trang sẽ tiến hành cách tân và đưa bộ trang phục trở thành phiên bản phù hợp với thời đại nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng của phong cách này.

Phong cách này đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều những nhà thiết kế tài năng Một trong số đó có thể kể đến Marc Jacobs, một nhà thiết kế người Mỹ và là trưởng ban thiết kế của nhãn hiệu Marc Jacobs. 

Trong điện ảnh và nhiếp ảnh, phong cách retro là gì

Trong một số trường hợp, phong cách retro đã trở thành điểm nhấn và tạo ấn tượng cho một bộ phim hoặc một vài bức ảnh. Bằng những màu sắc hay bộ trang phục mang hơi hướng hoài cổ, xưa cũ.

Mặc dù bộ phim có chủ đề hiện đại nhưng nhờ những yếu tố của phong cách retro mà đã gợi lên những cảm giác xưa cũ cho người xem. Khi nhìn vào những yếu tố này, chúng ta sẽ thấy luyến tiếc quá khứ, cảm xúc và kỷ niệm ùa về. Tạo nên hiệu ứng mà tác giả mong muốn.

Đây cũng được xem là một làn gió mới cho giới điện ảnh cũng như nhiếp ảnh. Không khó để bắt gặp một bộ phim hay một vài bức ảnh được chỉnh sửa hay phối màu theo phong cách này, vừa hoài niệm vừa hiện đại.

Phong cách Retro trong ngành thiết kế web

Sẽ không còn quá xa lạ để bắt gặp phong cách retro là gì trong lĩnh vực nghệ thuật. Vậy bạn đã bao giờ thấy chúng xuất hiện ở một trang website nào đó chưa. Bạn không nhầm đâu, là phong cách retro ở một website. Thật thông minh khi biết vận dụng phong cách này vào thiết kế website. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện đại sẽ tạo nên những nét riêng biệt, vừa quen thuộc vừa hấp dẫn.

Nếu bạn để ý, sẽ gặp một vài website như thế. Website sẽ trở nên nhàm chán, không quê mùa. Đây là một sự kết hợp tuyệt vời giữa cổ điển và hiện đại.

Trong thiết kế đồ họa phong cách retro là gì

Trong ngành thiết kế đồ họa, retro được thể hiện chủ yếu thông qua font chữ và màu sắc của chữ. Bên cạnh đó, còn có sự kết hợp của các texture thô, pattern grunge và các nét brush. Các thiết kế logo, poster, banner, bao bì, biển hiệu,... được thiết kế theo phong cách retro thường khá đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng rất tinh tế, sang trọng, được sự yêu thích từ rất nhiều đối tượng.

Điểm khác nhau giữa phong cách Vintage và Retro

Vintage và Retro

Hai phong cách vintage và retro thường là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn nhất. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã một lần nghe đến thời trang vintage, cafe phong cách vintage,... Thế nhưng, đừng lầm tưởng vintage và retro là một đấy nhé, chúng có những điểm khác nhau như:

Về khái niệm của phong cách vintage và phong cách retro là gì

Vintage cũng là một khái niệm chỉ phong cách theo xu hướng cổ điển. Đây là từ dùng để chỉ những bộ trang phục, những vật dụng, phong cách thiết kế đã được sử dụng trong quá khứ và còn áp dụng đến hiện tại, không có sự thay đổi theo những yếu tố hiện đại.

Vintage cũng là phong cách theo xu hướng cổ điển, chỉ những bộ trang phục đã được sử dụng qua, những vật dụng và phong cách thiết kế đã được áp dụng trong quá khứ và bây giờ được hồi phục và thiết kế theo như vậy. Những thứ được gọi là Vintage phụ thuộc vào thời gian nó tồn tại chứ không phải là kiểu dáng.

Còn retro cũng được dùng để chỉ xu hướng hoài cổ. Tuy nhiên, phong cách retro vừa mang tính chất hướng về quá khứ, vừa kết hợp với các yếu tố của hiện đại. Retro không phải là mang y nguyên bản chất của quá khứ và nó sẽ có sự thay đổi theo dòng thời gian. Những thứ theo phong cách retro phụ thuộc vào kiểu dáng cũng như màu sắc mà nó đem đến cho người dùng chứ không phụ thuộc vào thời gian mà nó tồn tại.

Sự khác biệt về màu sắc giữa phong cách vintage và retro

Phong cách vintage thường là những gam màu trắng, be, trắng ngà, màu nude,... thường là những gam màu nhã nhặn, nhẹ nhàng. Còn đối với retro, màu sắc có phần nổi hơn, thường là những gang màu ấm, mạnh mẽ, quyến rũ, có chứa hơi hướng cổ điển. 

Nói tóm lại, vintage và retro là hai phong cách có sự khác biệt. Vintage mang hơi hướng là sự lưu giữ từ quá khứ đến hiện đại. Còn Retro lại là sự tái hiện quá khứ và mang theo hơi thở của hiện đại.

Trên đây là một số thông tin về phong cách retro là gìtìm việc tại Hà Nội đã thu thập được. Đây là một phong cách vừa mang hơi hướng hoài cổ vừa mang nét trẻ trung, hiện đại. Retro đã gây một ảnh hưởng rất lớn trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam và trên thị trường quốc tế. Nếu bạn vừa muốn tìm lại những cảm giác quen thuộc nhưng cũng muốn được sống trong thế giới hiện đại thì có thể thử phong cách này nhé!