Nhân Viên R&D là gì? Các vị trí công việc của R&D manager là gì?

Nhân viên R&D là gì, đây là câu hỏi được không ít người thắc mắc. Vậy chính xác thì R&D có nghĩa là gì, có những vị trí công việc của R&D nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về R&D thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về R&D

Nhân viên r&d là gì

Nhân viên R&D là gì

R&D là viết tắt của từ gì? đây là viết tắt của hai từ tiếng anh, R&D có nghĩa là Research & Development, là nghiên cứu và phát triển. 

Vậy công việc Research and Development là gì? Đây là quy trình để 1 công ty, đơn vị phát triển những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc là hệ thống mới nhằm mục đích sử dụng hoặc là bán lại để kiếm lời.

Kỹ sư R&D là gì? Kỹ sư R&D viết tắt của từ gì? Đây là viết tắt của 3 từ Research & Development Engineer, là kỹ sư phụ trách việc nghiên cứu - cải tiến - phát triển cho sản phẩm, bao bì, công nghệ hay quy trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và đáp ứng thị hiếu của khách hàng ngày một tốt hơn.

Chức năng của phòng R&D là gì

Phòng R&D rất quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập và phát triển của thế giới. Vậy chức năng của phòng R&D là làm gì?

Phân tích tổng hợp: Đây được xem là công việc thường xuyên nhất của R&D. Nhân viên của phòng này phải luôn cập nhật thông tin liên quan đến các dự án mới và thị trường cần tiếp cận, sau đó tiến hành xác định nguồn thông tin này có đáng tin cậy hay không.Tiếp đến, nếu nguồn thông tin và chính xác, sẽ tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ hiểu nhất, tiết kiệm tối đa thời gian cho các bên liên quan.

Phân tích dữ liệu: Đối với những dự án có khối lượng dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm và có sự tương tác của hàng triệu khách hàng cùng lúc. Lúc đó, phòng R&D phải ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ để phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan. Điều này giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.

Nghiên cứu khách hàng: Phòng R&D đảm nhiệm công việc nghiên cứu độ tuổi, sở thích, tính cách, khu vực sinh sống, mức thu nhập và hành vi,… của khách hàng. Nếu làm tốt công việc này, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Chức năng chia sẻ thông tin của nhân viên R&D là gì? Các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn cả trong và ngoài nước. Phòng R&D sẽ dựa vào đó, làm các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó,  người tiêu dùng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn hơn về ngành.

Mức lương của một R&D manager là bao nhiêu?

Theo một khảo sát tại Việt Nam, mức lương của R&D manager trung bình từ 6 đến 15 triệu/tháng tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm cũng như quy mô công ty mà họ đang làm. Tuy nhiên, mức lương của R&D trong ngành công nghệ, viễn thông có thể lên tới 25 - 30 triệu/tháng. Nhân viên R&D cũng được hưởng đầy đủ các phúc lợi như chăm sóc sức khỏe, đóng các loại bảo hiểm,... khi gắn bó lâu dài với công ty. 

KPIs cần đạt của nhân viên R & D là gì?

KPIs là một trong những yếu tố mà đáng để quan tâm khi tìm hiểu về R&D Manager. Cần phải đáp ứng những KPIs của nhân viên R&D là gì:

Tỷ lệ duy trì khách hàng (hay Customer Retention Rate).
Tỷ lệ mức độ khiếu nại của khách hàng (hay Customer Complaints).
Chỉ số mức độ thiện cảm của khách hàng (hay Net Promoter Score – NPS).
Tỷ lệ đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngay từ ban đầu (hay First Pass Yield – FPY).
Tỷ lệ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (hay Customer Satisfaction Index).
Tỷ lệ sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng ở thị trường chung (hay Market Growth Rate).
Tỷ lệ thể hiện các loại chi phí hoạt động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ (hay Operating Expense Ratio – OER).

Các vị trí công việc của R&D manager là gì

chức năng của phòng R&D

Vị trí Product R&D (Nghiên cứu - phát triển sản phẩm)

Hoạt động nghiên cứu - phát triển sản phẩm của phòng R&D nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới hay những cải tiến, nâng cao chất lượng của những sản phẩm hiện có. Ngoài ra, đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ như resort, khách sạn, R&D sẽ phụ trách nghiên cứu và đưa ra những dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Dịch vụ chăm sóc da, tắm, xông hơi, matxa…

Vị trí Technology R&D (Nghiên cứu - phát triển công nghệ) - nhân viên R&D là gì

Mục đích của một Technology R&D là tạo ra những công nghệ mới để cải tiến sản phẩm cũ. Ứng dụng công nghệ vào sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Công việc này bao gồm cả nghiên cứu bí quyết công nghệ của các đối thủ.

Vị trí Packaging R&D (Nghiên cứu - phát triển bao bì)

Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng, công việc nghiên cứu - phát triển bao bì của phòng R&D đóng vai trò quan trọng. Việc sáng tạo nên chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hoặc phương thức đóng gói bao bì làm chúng trở nên tối ưu nhất. Điều này sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Vị trí Process R&D (Nghiên cứu - phát triển quy trình) - nhân viên R&D là gì

Công việc này của phòng R&D được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phần mềm” để cải tiến các quy trình vận hành, sản xuất, phục vụ… Quy trình thành công thì sẽ mang lại năng suất cao hơn cho hoạt động doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mảng dịch vụ thì Process R&D quyết định đến sự thành - bại của loại hình dịch vụ đó.

Các kỹ năng thiết để trở thành một nhân viên R&D là gì

R&D là gì

Hiểu biết về ngành nghề sản phẩm, dịch vụ

Nhân viên R&D là người trực tiếp nghiên cứu cũng như thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chắc chắn họ phải am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm, dịch vụ mà mình đảm nhận để có được hiệu quả công việc tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp của nhân viên R&D là gì

Người làm R&D phải thường xuyên làm việc nhóm để cùng nhau nghiên cứu, phát triển sản phẩm hay kết hợp với những phòng ban khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là điều rất cần thiết với một nhân viên R&D để giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi nhất có thể.

Khả năng chịu áp lực cao trong ngành R&D

Môi trường làm việc của phòng R&D rất năng động và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng phải chịu không ít áp lực và căng thẳng. Vì vậy, ngoài những kiến thức, kỹ năng giao tiếp thì khả năng chịu áp lực tốt cũng là một ưu điểm để trở thành một nhân viên R&D giỏi. Ngoài ra, những người này cũng cần có khả năng sáng tạo và ngoại ngữ tốt, am hiểu thị trường và các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực để không ngừng phát triển và dễ dàng tạo ra những bước đột phá mới trong công việc.

Trên đây là các thông tin để trả lời cho câu hỏi nhân viên R&D là gì? R&D là công việc mà nhân viên đảm nhiệm vị trí này phải tiến hành nghiên cứu và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đây là công việc mà Việc làm Hà Nội muốn giới thiệu đến với các bạn giỏi nghiên cứu, phân tích vấn đề và khả năng sáng tạo cao. Nếu bạn thỏa mãn các điều kiện trên thì đừng bỏ lỡ công việc đầy tiềm năng này nhé!