Nghề Copywriter là gì? Sự khác nhau giữa Copywriter và Content Writer

Nhắc đến nghề Copywriter, người ta thường chỉ nghĩ đến việc “viết và viết”. Nhưng đó là chưa đủ. Để hiểu hết về khái niệm cũng như các vấn đề liên quan đến Copywriter. Cũng như sự khác biệt giữa hai khái niệm “Copywriter” và “Content Writer”. Hãy cũng Tuyển dụng Hà Nội tìm hiểu chi tiết dưới bài viết này nhé!

Khái niệm nghề Copywriter

Định nghĩa Copywriter

Copywriter là những người sáng tạo nội dung từ hình ảnh, âm thanh cho đến từ ngữ. Để phục vụ cho việc quảng cáo sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Mục đích sau cùng là thúc đẩy bán hàng và tăng doanh số cho doanh nghiệp. Nghề Copywriter cần phải sáng tạo ra những nội dung thu hút và truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Từ đó tạo được sự ấn tượng, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hành động của họ. 

nghề copywiter

Người làm Copywriter có thể lựa chọn hình thức làm việc phù hợp với hoàn cảnh và sở thích cá nhân. Có thể làm độc lập nhận nhiều khách hàng cùng một lúc. Cũng có thể làm việc tại các phòng ban marketing của một công ty quảng cáo, đài phát thanh, báo chí,...

Vai trò của nghề Copywriter

Copywriter chịu trách nhiệm sáng tạo ngôn từ. Với mục đích quảng cáo cho một sản phẩm, dịch vụ. Với mục tiêu thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp đến khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng hay sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra, copywriter còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, lập chiến lược, thực hiện quy trình từng bước cho một dự án marketing. Nhằm tạo dựng niềm tin cho khách hàng và mở rộng phân khúc thị trường. Copywriter có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Họ là một trong những người quyết định mức độ lan tỏa của doanh nghiệp và số lượng khách hàng tiềm năng. Sản phẩm của Copywriter là những ý tưởng, tagline. Những thông điệp, TVC, viral clip, các quảng cáo OOH, banner ads,...

Công việc của người làm nghề Copywriter 

Khi nhắc đến nghề Copywriter, người ta nghĩ tới việc viết lách, từ ngữ. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ công việc của một copywriter. Những người làm Copywriter thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu và lên ý tưởng các chiến lược truyền thông, chỉnh sửa và trình bày bản thảo quảng cáo,...  Danh sách các công việc copywriter đảm nhiệm bao gồm: 

Nghề Copywiter là gì

  • Viết bài cho website, fanpage hay các tài khoản mạng xã hội để thông báo hoặc truyền cảm hứng cho khán giả thông qua các bài viết.
  • Nghiên cứu thông tin sản phẩm, lựa chọn từ khóa, chủ đề để viết bài phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Thu thập thêm thông tin để lấy từ liệu thông qua phỏng vấn các bên liên quan để đào sâu vấn đề.
  • Biên tập nội dung, lên ý tưởng về hình ảnh, chỉnh sửa ngữ pháp, văn phong, dấu câu,... tất cả những lỗi của bài viết trước khi truyền tải đến khán giả.
  • Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. 

Kỹ năng cần có của Copywriter

Là một người làm nghề Copywriter, bạn không nên chỉ biết “viết và viết”. Có rất nhiều yếu tố quan trọng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là một số kỹ năng bạn cần phải có:

  1. Sự sáng tạo: sáng tạo ra những nội dung mới mẻ, không bị nhàm chán. Phá bỏ những nguyên tắc cũ, biến hóa đa dạng để tìm ra những cái mới thu hút khách hàng. 
  2. Nắm bắt những kiến thức cơ bản về tối ưu hóa SEO onpage: Để dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Bên cạnh nội dung phải gần gũi với người đọc. Bạn cần phải có kỹ năng tối ưu hóa kể cả hình ảnh và tiêu đề bài viết. 
  3. Khả năng tự tìm hiểu, tìm kiếm và chắt lọc thông tin: mồi bài viết sẽ nhắm tới mỗi đối tượng khách hàng khác. Nên việc tìm kiếm thông tin để nắm bắt đúng insight khách hàng rất quan trọng. 
  4. Biết sử dụng các phần mềm  Photoshop, nắm được những quy luật về bố cục, màu sắc nhằm tạo ra những hình ảnh quảng cáo thu hút, tăng lượt tương tác của người xem. 
  5. Hiểu biết những kiến thức cơ bản về digital marketing. Hỗ trợ cho các chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Điều này giúp tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh, từ đó tăng doanh thu.
  6. Khả năng quản lý website, fanpage: để đánh triển khai và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, quảng bá sản phẩm.

việc làm freelance copywriter

Phân loại nghề Copywriter

Theo nội dung viết lách

- Sale Letter Copywriter: làm việc với nhiều câu chữ thuyết phục người đọc, dùng nhiều cho viết bài website và quảng cáo. Yêu cầu phải có vốn từ và khả năng viết.

- Creative/ Advertising Copywriter: sáng tạo ra những câu Slogan, Concept, Storyboard hay những tagline. Vị trí đòi hỏi tính sáng tạo liên tục và hiểu tâm lý khách hàng mới có thể nắm bắt đúng nhu cầu.   

- Technical Copywriter: công việc này đòi hỏi phải có chuyên môn. Để viết những nội dung liên quan đến kĩ thuật như bài PR hoặc review sản phẩm. Như vậy mới tạo nên uy tín cho người đọc.

- Digital Copywriter: chỉnh sửa, theo dõi từng chi tiết về dự án của khách hàng bao gồm logo, hình ảnh, màu sắc,... Sử dụng các công cụ digital marketing để triển khai các chiến dịch quảng cáo.

- SEO Copywriter: nắm bắt kiến thức về SEO để tối ưu bài viết, tăng thứ hạng tìm kiếm của website trên Google. 

- Inhouse Copywriter (Brand Copywriter). Vị trí này viết nội dung với mục đích quảng bá cho thương hiệu. Hiểu rõ khách hàng để thu hút họ đến gần hơn với thương hiệu. 

- Publisher/Content Copywriter: Ngoài viết content, vị trí này còn đảm nhiệm vai trò lên chiến lược PR cho sản phẩm.

học copywriter ở đâu

Phân loại nghề copywriter heo hình thức làm việc

- Agency Copywriter. Agency là những công ty làm marketing cho các công ty khác. Những người làm nghề Copywriter tại các công ty agency sẽ lên ý tưởng, tạo ra ngôn từ cho các chiến lược quảng cáo, slogan,..

- Corporate Copywriter. Trái với Agency, Copywriter tại Corporate chỉ làm việc tại nơi bạn đang làm. Tuy nhiên công việc vẫn là viết và sáng tạo nội dung.

- Freelance Copywriter. Với vị trí này, bạn có thể làm việc bất cứ ở đâu và lúc nào bạn muốn. Bạn sẽ nhận công việc từ khác hàng, hai bên trao đổi yêu cầu và thời gian hoàn thành dự án. Và bạn sẽ hoàn thành theo đúng gia hẹn đưa ra.

Theo cấp bậc của nghề Copywriter 

- Intern Copywriter. Vị trí này bạn chỉ đảm nhận việc hỗ trợ các đồng nghiệp trong việc lên ý tưởng, lập kế hoạch,.. Vì bạn đang là thực tập sinh, chưa có đủ kinh nghiệm.

- Junior Copywriter và  Senior Copywriter. Phát triển nội dung, viết bài và quản lý nội dung, cập nhật các xu hướng. Với vị trí Senior, làm việc trực tiếp với khách hàng, sửa đổi chiến lược phù hợp. 

- Content Manager. Ngoài công việc của các Senior, vị trí này còn đảm nhận việc lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Phụ trách đào tạo và đánh giá các nhân viên mới.

- Content Director. Đánh giá từng nhân viên trong công ty. Xem xét và duyệt các nội dung trước khi trình bày với các ban lãnh đạo.

Phân biệt Copywriter và Content Writer

Content writer là người sáng tạo nội dung mang tính chia sẻ, hữu ích,...Nhằm gắn kết khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp. Content writer tạo ra nội dung, traffic cho website, landing page, tăng thứ hạng tìm kiếm. Mục đích vẫn là bán hàng nhưng gián tiếp. Thông qua việc SEO website, Facebook,...Để gần gũi hơn với khách hàng, tạo sự thiện cảm đặt nền tảng cho việc mua hàng trong tương lai. Hiệu quả của Content writer đo lường bằng lượng truy cập trên các phương tiện digital marketing.

freelance copywriter là gì

Với nghề copywriter, công việc cũng tương tự như content writer. Nhưng mục đích là phục vụ cho các hoạt động bán hàng trực tiếp. Truyền cảm hứng ngay lập tức và thôi thúc người đọc hành động. Copywriter chịu trách nhiệm nhiều hơn, từ việc viết nội dung đến xây dựng các ý tưởng cho slogan, TVC, tagline,...Hiệu quả của Copywriter đo lường thông qua lượt truy cập và tiếp cận. Biến họ trở thành những khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh số bán hàng.

Kết luận

Copywriter và Content Writer là hai khái niệm của lĩnh vực Content Marketing. Hi vọng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nghề Copywriter. Cũng như phân biệt được hai khái niệm này. Từ đó lựa chọn cho mình một công việc phù hợp và yêu thích. Chúc các bạn thành công!