Kế toán có dễ xin việc không khi mới tốt nghiệp?

Kế toán là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nhiều ý kiến cho rằng làm kế toán chỉ việc ngồi văn phòng, ôm máy tính và xử lí số liệu. Vậy thực chất của ngành kế toán là gì? Kế toán có dễ xin việc không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Kế toán là làm gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Kế toán có dễ xin việc không?”. Chúng ta nên tìm hiểu khái niệm về kế toán và các vấn đề liên quan đến ngành kế toán.

Khái niệm

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản, sự hình thành và biến động tài sản. Của một tổ chức, doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước hay cơ sở kinh doanh...Từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định và đánh giá hiệu quả nguồn tài chính của công ty.

Kế toán có dễ xin việc không

Bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Những đối tượng mà kế toán tác động đến bao gồm những dòng tiền - cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Phân loại kế toán

  • Kế toán công: thực hiện tại các đơn vị hoạt động không với mục đích kinh doanh sinh lời. Như các tổ chức nhà nước, các đoàn thể xã hội,...Không theo dõi bộ phận tài chính về mặt doanh thu lợi nhuận.
  • Kế toán doanh nghiệp: thực hiện tại các doanh nghiệp với mục đích chính là kinh doanh sinh lời. Bao gồm việc thu thập, kiểm tra, xử lí và phân tích các thông tin kinh tế tài chính. Dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại các doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận:
    • Kế toán thuế: đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đủ các trách nhiệm và  nghĩa vụ. Cũng như chính sách ưu đãi của nhà nước cho công ty.
    • Kế toán nội bộ: tập hợp những phát sinh thực tế trong các hoạt động của doanh nghiệp. Để ra số liệu chính xác với quá trình hoạt động thực của doanh nghiệp.

Học kế toán ra trường làm gì? Học ngành kế toán có dễ xin việc không? 

Kế toán là công cụ quản lý tài chính hiệu quả đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành kế toán trên thị trường luôn ổn định. Những công việc kế toán các bạn có thể làm như:

  • Kế toán viên, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Trưởng phòng Kế toán – Tài chính
  • Kế toán thuế, Kế toán thanh toán, Kế toán bán hàng
  • Kế toán kho, Thủ quỹ, Kế toán xây lắp, Kế toán lương
  • Chuyên viên tư vấn tài chính 
  • Giảng viên đào tạo bộ môn Kế toán
  • Thanh tra kinh tế
  • Nhân viên ngân hàng, công ty bảo hiểm, môi giới, quản lý dự án

Học kế toán có dễ xin việc không

Các môi trường làm việc như:

  • Các công ty hoạt động vì doanh thu lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận.
  • Các công ty dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, kiểm toán,...
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm 
  • Làm việc tại cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, phòng kế hoạch đầu tư,...
  • Các công ty bảo hiểm, ngân hàng, trường học, bệnh viện,..

Các kỹ năng cần chuẩn bị để đi làm nghề kế toán? 

Để tìm được công việc sau khi ra trường, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:

Kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ: kế toán liên quan đến các vấn đề tài chính. Nên bắt buộc bạn phải làm phải đúng. Kế toán là nghề mang tính đặc thù, vì vậy bạn phải có chuyên môn mới có thể đảm nhận được công việc này. 

kế toán là làm gì

Kỹ năng tin học văn phòng: công việc kế toán thường sử dụng các phần mềm trên máy tính để hỗ trợ. Lượng thông tin thường khá lớn, bạn không thể chỉ sử dụng giấy bút để làm việc. Thành tạo tin học văn phòng như Excel, Word, Powerpoint,... để phục vụ cho công việc. Việc làm kế toán thường gắn liền với chiếc máy tính. Vì vậy bạn nên rèn luyện kĩ năng tin học từ bây giờ.

Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp với đồng nghiệp để hỗ trợ công việc .Giao tiếp với khách hàng, với cấp trên,... Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thuyết phục được người khác.

Kỹ năng quản lý thời gian: để hoàn thành công việc đúng thời hạn. Sắp xếp từng công việc hợp lý, ưu tiên những việc cấp bách. Khối lượng công việc của một kế toán viên là không hề nhỏ. Nếu không biết quản lí thời gian sẽ không kịp tiến độ.

Kỹ năng ngoại ngữ: để có cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài. Hoặc công ty trong nước mở rộng ra quốc tế. Giúp bạn cạnh tranh được cơ hội việc làm hơn. 

Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc nghiêm túc và chỉnh chu.

Học kế toán có dễ xin việc không? 

Thực trạng ngành kế toán hiện nay

Tính đến cuối tháng 6 năm 2022, Việt Nam có 116.900 doanh nghiệp. Trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 1 đến 5 kế toán. Tại Việt Nam, kể từ năm 2020, Việt Nam có 460 trường Đại học và cao đẳng. Mỗi năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán rất lớn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vẫn là doanh nghiệp thiếu nhân lực và lao động thất nghiệp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?

Nhân viên kế toán là gì

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Việt Nam chỉ có hơn 5.000 kế toán sở hữu các chứng chỉ quốc tế. Con số này khá ít so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên mới ra trường chỉ đáp ứng được công việc cơ bản như ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong khi nhu cầu của các công ty với vị trí kế toán cao hơn.  Vì vậy, thực trạng chung của ngành kế toán hiện nay đó là “Thừa số lượng, thiếu chất lượng”. Là một trong những số ngành nghề “hot” để các bạn sinh viên lựa chọn. Nên dẫn đến mất cân bằng giữa cung và cầu, tạo sự cạnh tranh cao.

Ngành kế toán có dễ xin việc không?

Nghề kế toán có sự cạnh tranh khá cao. Vậy cơ hội ngành kế toán trong tương lai như thế nào? Kế toán có dễ xin việc không? Đó là những câu hỏi mà các bạn đang có ý định và đang học ngành kế toán thắc mắc nhiều nhất. Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé. Theo như thống kê ở trên thì Việt Nam có tận 116.900 doanh nghiệp. Vì vậy nhu cầu kế toán là rất cao. Bởi công ty nào cũng cần có kế toán. Kế toán đóng vai trò rất quan trọng cho công ty.  Bên cạnh đó, theo quy định có hiệu lực từ 1/7/2015 của Luật doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh có 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Phải có hệ thống sổ sách kế toán cũng như nhân viên chuyên trách kế toán. Đây là cơ hội cho các bạn học ngành kế toán. Tuy nhiên, để dễ dàng tìm kiếm việc làm. Thì bạn cần phải rèn luyện được những kỹ năng liệt kê ở trên. Đăng ký thực tập khi còn đi học để tích lũy kinh nghiệm. Bởi nghề kế toán thường yêu cầu kinh nghiệm khi ứng tuyển đi làm.

Kết luận

Nghề kế toán hay bất cứ ngành nghề nào cũng vậy. Luôn có những cơ hội và thách thức. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề Kế toán cũng như tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Nghề Kế toán có dễ xin việc không?”. Chúc bạn thành công!