Campaign là gì? Quy trình xây dựng campaign thành công
Khi tìm hiểu về ngành marketing, chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua từ “campaign”. Vậy campaign là gì? Có các loại campaign nào? Quy trình xây dựng campaign thành công gồm các bước nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về campaign trong bài viết này nhé.
Campaign là gì?
Campaign có nghĩa tiếng Việt là chiến dịch quảng cáo. Đây là một chuỗi các thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng và chủ đề truyền thông tạo nên một phương thức truyền thông tích hợp (IMC).
Campaign là một thuật ngữ thường dùng trong ngành marketing nói chung hay chạy quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng. Chúng được triển khai qua nhiều hoạt động, công cụ truyền thông khác nhau trong khoảng thời gian cụ thể nhằm thúc đẩy mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Các loại campaign
Sau khi biết khái niệm campaign là gì, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểm campaign có mấy loại, và đó là những loại nào?
Thực chất, hiện nay có thể phân chia campaign thành 6 loại, bao gồm:
Loại 1: Chiến dịch marketing (Marketing campaign)
Đây là chiến dịch marketing tổng thể với mục tiêu rõ ràng, cụ thể và gồm nhiều hoạt động Marketing như Digital Marketing và Marketing Truyền Thống. Chiến dịch này có thể giúp doanh nghiệp tự đo lường hiệu quả, mức độ tiếp cận và giữ chân được khách hàng. Marketing campaign còn giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện và xây dựng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó gia tăng doanh số bán hàng.
Trong chiến dịch marketing, doanh nghiệp cần chú ý triển khai tốt quy trình marketing 4P bao gồm: Sản phẩm (Product) - Giá cả (Price) - Phân phối (Places) - Xúc tiến (Promotion).
Những yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt và giúp đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng.
Loại 2: Chiến dịch sáng tạo (Creative campaign)
Creative campaign là dạng chiến dịch triển khai quảng cáo bằng hình ảnh, nội dung, câu chữ. Các chiến dịch sáng tạo thường có trong tất cả các campaign marketing. Đơn giản vì dù cho doanh nghiệp có triển khai loại hình campaign nào thì cũng cần tối ưu lại nội dung, hình ảnh, câu chữ sao cho ấn tượng và hiệu quả.
Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà họ sẽ lựa chọn hình thức creative campaign phù hợp (có thể là video, bản vẽ, bản trình chiếu,…) nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Loại 3: Chiến dịch quảng cáo (Advertising campaign)
Advertising campaign là chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp sẽ tiến hành chia sẻ thông điệp, ý tưởng và chủ đề của sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng bằng hình thức quảng cáo.
Chiến dịch quảng cáo thường được doanh nghiệp xây dựng để thực hiện cho 1 mục tiêu duy nhất, luôn cụ thể và rõ ràng. Những mục tiêu này có thể là xây dựng thương hiệu, nâng cao mức độ nhận thức của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Loại 4: Chiến dịch lan truyền (Viral campaign)
Doanh nghiệp sử dụng chiến dịch lan truyền trên các kênh mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này giúp doanh nghiệp truyền bá thông tin một cách nhanh chóng, rộng rãi nhất tới khách hàng.
Hầu hết các viral campaign đều triển khai theo phương thức trực tuyến hoặc qua các phương tiện truyền thông có tính cộng đồng và tính lan tỏa cao. Nhờ vậy chiến dịch của doanh nghiệp sẽ được lan truyền rộng rãi cũng như được biết đến và chia sẻ nhiều hơn.
Loại 5: SEM campaign (Search Engine Marketing Campaign)
SEM campaign là chiến dịch quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Bản chất của chiến dịch này là thực hiện tối ưu hóa nội dung trên website chuẩn SEO và tiến hành chạy quảng cáo với từ khóa để thu hút người dùng truy cập website. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và kích thích họ mua hàng.
Loại 6: IMC campaign (Intergate Marketing Campaign)
Đây là chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC), tức là tích hợp một lúc nhiều công cụ marketing trong cùng một thời gian, địa điểm,... Nhằm mục đích truyền tải cùng một thông điểm đến khách hàng tiềm năng. Chiến dịch IMC thường chỉ là một chiến dịch promotion trong mô hình Marketing 4P.
Bao gồm 5 công cụ quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp. IMC campaign có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và xây dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp.
Vai trò của Campaign là gì?
Vai trò của campaign đối với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
Giúp xây dựng các quy trình marketing bám sát khách hàng mục tiêu, giúp thỏa mãn nhu cầu và mong muốn về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
Nâng cao giá trị thương hiệu, định vị thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Giúp thương hiệu và các sản phẩm/dịch vụ, tiếp cận nhanh chóng với nhiều khách hàng tiềm năng, quảng bá các sản phẩm/dịch vụ dễ dàng hơn. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Lập chiến lược tổng quát giúp đội ngũ marketing của công ty có thể dễ dàng quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện. Từ đó có thể nhanh chóng nhận ra các vấn đề rủi ro cũng như đưa ra các giải pháp chỉnh sửa để tối ưu chiến dịch.
Campaign giúp công ty phân chia công việc rõ ràng và cụ thể, chi tiết từng mục cho các bộ phận có liên quan. Từ đó nâng cao hiệu suất công việc, giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả sau khi triển khai các chiến dịch.
Bất kỳ công ty nào muốn xây dựng một chiến dịch hiệu quả đều phải nắm rõ vai trò và mục đích của campaign trước khi triển khai hành động.
- Bạn đang xem bài viết của Việc làm Hà Nội
Quy trình xây dựng campaign thành công
Để xây dựng campaign thành công như kỳ vọng là một điều không hề đơn giản. Bí quyết của doanh nghiệp khi xây dựng campaign phải trải qua quy trình như sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Đây là bước đầu tiên cần thực hiện trong bất cứ một chiến dịch nào. Nhiệm vụ của doanh nghiệp ở bước này là xác định mục tiêu và xây dựng chiến dịch hiệu quả.
Trong công tác nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần làm rõ:
- Sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp?
- Khách hàng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ? Chân dung của họ? Nhu cầu của họ?
- Xu hướng thị trường?
- Thông tin về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào? Đối thủ đang thực hiện những campaign gì?
Bước 2: Xác định mục tiêu
Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định cụ thể những mục tiêu cuối chiến dịch cần đạt được. Trong một chiến dịch thì sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau. Công tác tự xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu sẽ giúp quá trình thực hiện campaign nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần dự tính thời gian hoàn thành cho chiến dịch để tạo động lực làm việc cho nhân viên đồng thời thúc đẩy hiệu suất làm việc lên mức cao nhất.
Bước 3: Xác định chiến lược & chiến thuật trong xây dựng campaign là gì?
Dựa vào những dữ liệu đã được thu thập, doanh nghiệp cần lựa chọn xem những chiến lược và chiến thuật marketing nào mang lại hiệu quả cao nhất. Các chiến lược, chiến thuật này cần phục vụ cho mục tiêu chiến dịch và mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Những yếu tố cần chú ý bao gồm: công cụ truyền thông, các kênh truyền thông, thời gian thực hiện, nhân sự đảm nhận, dự trù ngân sách,… Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình xây dựng campaign, vì vậy, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, sáng tạo của cả phòng marketing.
Bước 4: Dự tính ngân sách
Ở bước này, doanh nghiệp cần dự tính mức ngân sách cần có để triển khai chiến dịch campaign. Theo lẽ đó, đội ngũ marketing sẽ phải liệt kê tất cả các chi phí phải thực hiện chiến dịch một cách chi tiết nhất. Bao gồm các chi phí phát sinh để dự trù cho những tình huống bất ngờ xảy đến và giảm thiểu rủi ro cũng như không làm ảnh hưởng tới kết quả campaign.
Bước 5: Triển khai chiến dịch
Trong quá trình triển khai chiến dịch phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình đã được tạo lập trước đó. Đội ngũ giám sát cần phải liên tục kiểm tra, đo lường hiệu quả của từng hoạt động nhằm đảm bảo campaign này đang đi đúng hướng. Có thể thực hiện chiến dịch marketing theo nhiều cách khác nhau nhưng kết quả cuối phải đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề từ đầu.
Bước 6: Đánh giá kết quả
Chiến dịch kết thúc, doanh nghiệp cần phải tự đo lường, đánh giá hiệu quả của chiến dịch mang lại. Cần xem xét xem các bước triển khai đã đi đúng hướng chưa. Hiệu quả chiến dịch mang lại có giống như kỳ vọng đặt ra ban đầu hay không? Chiến dịch thành công hay thất bại, nếu thành công thì mức độ nào? Những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ campaign là gì?
Bài học xây dựng campaign thành công
Chiến dịch “ Đi về nhà” của Honda vào dịp tết Nguyên Đán 2021
“Đi về nhà” là một sản phẩm âm nhạc nằm trong campaign marketing Tết 2021 của Honda Việt Nam và mang lại thành công lớn hơn cả kỳ vọng.
Honda đã lựa chọn chủ đề “đi về nhà” vào dịp tết và đánh đúng vào tâm lý của khách hàng là đến tết là dịp gia đình sum họp. Chiến dịch đã gợi nhắc cho khách hàng nhớ về tình cảm thiêng liêng của gia đình. MV này đã khéo léo lồng ghép hình ảnh của người con xa quê đang trên hành trình trở về nhà với một chiếc xe Honda. Có thể giúp người đó chinh phục mọi nẻo đường, nhất là chặng đường về nhà quen thuộc một cách an toàn.
Thông điệp truyền tải rất rõ ràng: “Tết này dù là bạn đang ở đâu, hãy trở về với gia đình của mình, bởi hạnh phúc chỉ đơn giản là còn được quay về nhà”.
MV “Đi về nhà” của Honda đã thu về những con số ấn tượng, tính tới thời điểm hiện tại đã lên tới 144M lượt xem. MV này đã chiếm trọn top 1 Thịnh hành youtube và các nền tảng nghe nhạc khác chỉ sau một vài ngày phát hành. Thêm vào đó, Honda cũng đã thu về nguồn doanh số khủng từ đoạn quảng cáo trong MV này.
Chiến dịch “OMO dịu nhẹ trên da” của OMO Việt Nam
Năm 2019, OMO đã tung ra 150 video ngắn với nội dung đánh vào tâm lý của các bà mẹ. Muốn đem trải nghiệm tốt nhất cho con mà không ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm của con. Chiến dịch “OMO dịu nhẹ trên da” được triển khai đúng vào kỷ niệm “Ngày của Mẹ”. Nhờ vậy, chỉ trong vòng 6 tiếng khi triển khai chiến dịch, đã giúp OMO trở thành thương hiệu đầu tiên tạo ra kỷ lục làn sóng thảo luận lớn nhất từ trước đến nay. Nhờ đó đã thu về con số doanh thu kỷ lục.
Hy vọng bài viết về campaign là gì của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về thuật ngữ mới mẻ này. Thông qua những bài học thành công của campaign sẽ giúp bạn có thêm những tích lũy hay và vận dụng được vào công việc hay học tập.