Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn và những lỗi sai thường gặp

Vòng phỏng vấn khi đi xin việc chính là yếu tố quan trọng để đánh giá xem bạn có phù hợp với công ty hay không. Nhiều ứng viên hiện tại vẫn đang loay hoay về cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn như thế nào. Làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Cùng theo chân chúng tôi để cùng tìm hiểu những tips giúp bạn chinh chiến vòng phỏng vấn xin việc nha. 

Chuẩn bị một số câu hỏi thường gặp

Nếu chưa biết cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn như thế nào thì hãy cùng mình đi tìm hiểu thôi. Trước hết, bạn phải chuẩn bị trước một số câu hỏi thường gặp để tránh bị động.

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân

Với câu hỏi này, bạn chỉ cần giới thiệu sơ qua về tên, tuổi, trường, ngành học vì những phần này đều đã được ghi rõ ràng trong CV. Bạn nên tập trung vào việc cho nhà tuyển dụng thấy được các kinh nghiệm, những hoạt động mình đã từng tham gia và định hướng của bản thân trong trong công việc.  

Điểm mạnh, điểm yếu của em là gì?

Đây là một câu hỏi có vẻ không làm khó được các bạn đâu ha . Bởi lẽ, ai mà chẳng có ưu điểm, nhược điểm đúng không nào? Tuy vậy, trả lời sao để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trả lời sao để nhà tuyển dụng thấy được tinh thần của bạn thì lại không dễ một chút nào. 

Thông thường, các bạn sẽ gặp lo lắng về việc nói về điểm yếu của mình. Lo sợ khi nói ra nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp mình. Các bạn luôn có một suy nghĩ đó chính là phải làm sao thể hiện được hết những mặt tốt và che giấu những điểm mình làm chưa tốt đi.  Điều này không hoàn toàn đúng. Vẫn biết “Tốt khoe xấu che” đấy, nhưng là con người, mặc định ai cũng có những điều mình chưa hoàn thiện. Và mình đến với công ty, ngoài việc đóng góp tạo ra giá trị cho công ty thì cũng là để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Bạn cứ thẳng thắn chia sẻ với một thái độ chân thành để nhà tuyển dụng biết được bạn đang cần gì, bạn có thể giúp được gì cho công ty và ngược lại. 

Thực tế rằng, nhà tuyển dụng sẽ không thực sự muốn biết điểm yếu chính xác của bạn là gì. Thực chất, thông qua đó có thể phân tích, nhìn nhận được khả năng trong việc khắc phục những điểm yếu của bạn như thế nào. Hiện tại bạn đã có kế hoạch gì cho việc cải thiện những điểm chưa tốt của mình hay chưa. Hay là vẫn còn đang còn dửng dưng và không quan tâm những điều đó.  Sau đây mình sẽ gợi ý cho mọi người một số cách để nói về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nha.

Giới thiệu bản thân ngắn gọn

Điểm mạnh 

  • Siêng năng, chăm chỉ 
  • Làm việc có trách nhiệm, luôn cố gắng hoàn thành công việc đúng hạn
  • Có khả năng tập trung cao trong công việc
  • Khả năng teamwork, làm việc độc lập tốt 
  • Trung thực
  • Nhiệt tình, năng nổ
  • Cầu tiến trong công việc
  • Có tính kỷ luật cao
  • Có tinh thần học hỏi, không ngừng làm mới bản thân
  • Kiên trì, tận tâm, nghiêm túc với công việc
  • Linh hoạt, đa nhiệm

Điểm yếu

Ở đây, bạn cần tinh tế chọn ra những điểm hạn chế của bản thân, tránh nói dài dòng, lan man. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn ngồi nghe bạn kể lể nhiều như vậy. Hãy chỉ ra điểm yếu của mình theo một cách thật thông minh nhé. Thêm nữa, hãy kể kèm theo cách khắc phục của bản thân. Đó mới chính là điều tạo được nhiều thiện cảm với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nhìn nhận bạn là một người biết sai biết sửa, không ngừng hoàn thiện mình. Biết cố gắng vì bản thân và cũng vì chính công ty mà bạn đang làm.  Bạn có thể nói là:

Bạn là một người nhút nhát, ngại đám đông, chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm

Nhưng bạn cảm thấy các mối quan hệ trong xã hội vô cùng quan trọng. Bạn đang dần mở lòng để thích nghi và làm quen với nhiều bạn mới hơn. Bạn nhận ra khi mình nói chuyện với nhiều người thì bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều thứ hơn. Đây cũng là một cách để mở mang kiến thức. 

Bạn dễ bị cuống trong công việc

Khi có quá nhiều deadline đến cùng một lúc, bạn bị áp lực và loay hoay với nó. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng dần dần bạn học cách sắp xếp mọi công việc một cách khoa học. Việc gì hiện tại đang cần thì ưu tiên làm trước, làm xong việc này thì tới việc khác. Vội vàng, lo lắng sẽ chỉ khiến ban stress, mệt mỏi. Hiệu quả công việc cũng sẽ bị giảm đi phần nào.

Cầu toàn thái quá 

Cầu toàn là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của bản thân bạn. Khi bạn quá chú ý vào những tiểu tiết nhỏ nhất sẽ khiến cho hiệu suất công việc có thể bị chậm trễ. Bạn hiểu như vậy sẽ có thể khiến KPIs của bạn bị giảm xuống. Vậy nên bạn đang từng ngày cố gắng cải thiện để có thể cân bằng thật tốt giữa việc hoàn thành công việc một cách tốt nhất mà vẫn đảm bảo thời gian làm việc.

Tại sao em lại chọn công ty chúng tôi? 

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của công ty. Mỗi công ty đều sẽ có website riêng. Bạn có thể lên đó để tìm đọc về lịch sử hình thành công ty, thời gian hoạt động, lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang làm, v.v…  Bạn có thể nhắm vào các vấn đề sau:

  • Công ty đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này
  • Ngưỡng mộ các mô hình sản phẩm/dịch vụ của công ty
  • Ngưỡng mộ về các chiến dịch, hoạt động,... mà công ty tổ chức
  • Văn hóa làm việc của công ty 

Em mong muốn gì ở công ty chúng tôi?

Bạn cứ thoải mái trả lời về mong muốn của mình thôi. 

  • Mong muốn một môi trường làm việc tích cực
  • Được tạo điều kiện để chứng minh năng lực bản thân
  • Mong muốn được học hỏi từ những người lãnh đạo có tâm
  • Có cơ hội thăng tiến trong công việc

Những sai lầm thường gặp khi đi phỏng vấn 

Học cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn chính là một nghệ thuật đó nha. Đôi lúc bạn vô tình mắc những lỗi sai cơ bản, dẫn đến gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. 

Phỏng vấn giới thiệu bản thân   

Một số lỗi mà các bạn hay mắc phải đó chính là:

Không nghiên cứu trước về công ty

Nếu nhà tuyển dụng hỏi mà bạn không biết công ty đang hoạt động trong lĩnh vực gì. Các dự án/sản phẩm mà công ty đã thực hiện. Như vậy thật sự không ổn một chút nào. Ông cha có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” mà đúng không nào. Hãy trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về công ty để lúc phỏng vấn không bị bối rối nha.

Không rõ mình đang ứng tuyển để làm gì 

Trước đó, bạn có thể ứng tuyển cho nhiều vị trí khác nhau, nhiều công ty khác nhau. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn phải nắm rõ được các thông tin cần thiết cho buổi phỏng vấn ngày hôm đó. Như đã nói ở trên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công ty và vị trí mà mình ứng tuyển. Tránh trường hợp nhà tuyển dụng hỏi thì bạn vẫn có thể trả lời một cách tự tin. 

Thể hiện thái độ tiêu cực khi phỏng vấn

Bạn làm được việc nhưng thái độ của bạn lúc nào cũng cau có. Tinh thần luôn chán nản kiểu “em sợ mình không làm được”, “Em nhát lắm, xin cho em làm việc khác cũng được”,... Nếu cứ giữ một trạng thái chỉ có đi lùi mà không biết tiến lên, không dám thử sức, không dám thách thức bản thân. Thì thử hỏi, công ty lấy cơ sở nào để tuyển bạn?  Dù phải đối mặt với khó khăn cũng hãy giữ cho mình một thái độ thật lạc quan nha. Nhất là đừng nên lan truyền trong môi trường làm việc, tránh ảnh hưởng tới mọi người. 

Trang phục không phù hợp 

Dù không có công ty nào yêu cầu ứng viên phải mặc thế này, thế kia. Nhưng tự bạn phải nhận thức được rằng mình đang đi phỏng vấn tìm việc chứ không phải đi chơi. Mục đích của mình là phải tạo được thiện cảm, ít nhất là sự chỉn chu về cách ăn mặc. Để nhà tuyển dụng có thể thấy bạn thật sự tôn trọng họ và nghiêm túc với buổi phỏng vấn ngày hôm đó. Đừng ăn mặc lố lắng, phản cảm quá nhe. Mặc đơn giản, nhẹ nhàng, kín đáo đã đủ để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi.

Không tắt chuông điện thoại

Một cuộc phỏng vấn đang vô cùng nghiêm túc như thế. Không khí đang yên lặng, tập trung như thế. Sẽ thế nào nếu bị tiếng chuông điện thoại chen ngang. Để không ảnh hưởng đến chất lượng của buổi phỏng vấn, tốt nhất bạn hãy để điện thoại ở chế độ không làm phiền. Tránh những tiếng rung chuông làm cản trở cuộc phỏng vấn quan trọng của bạn. 

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn để trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng

Học cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn có phải chỉ đơn thuần là học cách trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng? Nếu vậy thì vẫn chưa đủ. Dưới đây mình sẽ chỉ ra cho các bạn một số tips giúp bạn có cái nhìn tốt hơn với nhà tuyển dụng. Tips nhỏ nhưng có võ nha!

Tự giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Thân thiện, hòa nhã với mọi người

Khi vào công ty, đừng quên chào hỏi tất cả mọi người một cách hòa đồng, cởi mở. Thái độ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong việc quyết định bạn có được chọn hay không. Điều này thể hiện được bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Cũng bộc lộ được một phần con người bạn. Chỉ một hành động nhỏ cũng đủ để nhà tuyển dụng đánh giá bạn rồi đấy.

Đến đúng giờ 

Bạn nên đến trước cuộc hẹn từ 10-15 phút. Không đến quá sớm cũng đừng đến quá muộn. Đến muộn cho thấy bạn là người vô tổ chức và không có sự chuẩn bị kỹ càng cho buổi gặp mặt ngày hôm đó. Hoặc nếu đến sớm quá, người tuyển dụng sẽ rất ngại nếu phải để bạn đợi lâu trong khi đang phỏng vấn một bạn khác. Hãy nắm rõ thời gian để có thể lên kế hoạch thật tốt nha. 

Một trong những cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn là thể hiện thái độ khiêm tốn

Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Giữ thái độ khiêm tốn, muốn học hỏi và phát triển bản thân. Đừng khoe khoang bản thân quá nhiều mà hãy chọn cho mình một điểm nhấn nào đó. Chỉ trả lời cái nhà tuyển dụng cần nghe và cần biết. Tự tin nhưng đừng tự mãn. 

Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng 

Thực tế, có nhiều nhà tuyển dụng rất khuyến khích ứng viên đưa ra câu hỏi, những lời nhận xét, góp ý. Để làm gì? Thứ nhất, đây là lúc bạn “ra tay” để có cơ hội hiểu rõ hơn về công ty cũng như vị trí mà mình đang ứng tuyển. Thứ hai, nhà tuyển dụng muốn được nghe về những suy nghĩ thật lòng từ ứng viên để có thể rút kinh nghiệm cho những đợt phỏng vấn sau. Điều này cũng là một cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng đó. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi là:

  • Nếu được vào team, em sẽ phải làm những công việc gì? 
  • Team hiện có bao nhiêu người, mentor hướng dẫn em là ai?
  • Anh/chị đánh giá kỹ năng của em có đáp ứng cho vị trí tuyển dụng hiện tại hay không? Nếu chưa thì em cần làm gì để có thể cải thiện những kỹ năng đó?
  • Chế độ phúc lợi, lương thưởng của công ty như thế nào?

Đừng quên nói một lời cảm ơn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, đừng vội ra về mà hãy nói một lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng nhé. “Cảm ơn anh/ chị đã dành thời gian cho em ạ”. Một câu nói ngắn gọn nhưng thể hiện được thái độ tôn trọng và thành ý của bạn đó. 

Qua bài viết trên của Việc làm Hà Nội, mình mong rằng các bạn đã biết cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn như hế nào rồi nè. Dù bạn là ai đi chăng nữa, chỉ cần bạn nghĩ bản thân làm được thì chắc chắn sẽ làm được thôi. Chúc bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn thành công và tìm được cho mình công việc mơ ước nha!